Sự đa dạng góc nhìn giúp cho nội dung và sản phẩm trở nên tốt hơn

Sự đa dạng về tiếng nói và quan điểm dẫn đến khả năng sáng tạo tốt hơn và nội dung chất lượng cao hơn, điều này rất tốt cho doanh nghiệp trong thời đại mà các phương tiện truyền thông đang đấu tranh để duy trì tài chính và phù hợp với văn hóa. Mặc dù vậy, ngành truyền thông vẫn có tính đồng nhất cao về mặt giới tính. Ở Mỹ, nhân viên tòa soạn thường là nam giới, da trắng và ít đa dạng hơn so với lực lượng lao động nói chung, theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Pew về dữ liệu của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ từ năm 2012 đến năm 2016. Trong khi đối với lực lượng lao động trẻ, sự đa dạng về chủng tộc, sắc tộc và giới tính cao hơn, thì cách bố trí nhân sự của nhiều tòa soạn không phản ánh được đối tượng độc giả hoặc đối tượng mục tiêu của họ. Tuy nhiên, một số tòa soạn đang tích cực làm việc để thay đổi. Thời báo New York đã đưa ra Sáng kiến về Giới để đề cập đến vấn đề giới một cách có chủ ý hơn và thu hút nhiều độc giả hơn. Tạp chí Outside đã cam kết trở thành một cơ quan đa dạng và toàn diện hơn từ trên xuống dưới, đảm bảo các biên tập viên ở mỗi chuyên mục đang điều hành một số lượng bài viết như nhau do cả nam giới và nữ giới viết, đồng thời cũng làm nổi bật hơn hình ảnh người phụ nữ cũng như các sự đa dạng các hình dáng cơ thể trong nhiếp ảnh và nghệ thuật. Tại cơ quan của tờ Lusaka Sun, một ấn phẩm độc lập thuộc sở hữu của Nhật báo Quốc gia ở Zambia, khoảng 70% nhân viên là phụ nữ. Đó là một quyết định có chủ ý. Theo biên tập viên điều hành của Nhật báo Quốc gia, các nữ phóng viên giỏi hơn trong việc tiếp xúc và lấy lòng tin của những phụ nữ khác trong cộng đồng, khiến họ cảm thấy thoải mái để chia sẻ câu chuyện và trải nghiệm của mình với tờ báo. (Xem Lusaka Sun, Zambia)

Close Bitnami banner